Tr­ường tiểu học và trung học cơ sở Tuần Châu - TP Hạ Long - Quảng Ninh

http://tuanchau.edu.vn


Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2017

Triển khai tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2017

CHỦ ĐỀ NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG, CHỐNG AIDS NĂM 2017

(Tài liệu giải thích chủ đề)

“Xét nghiệm HIV sớm - Hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020”

Mục tiêu 90-90-90

Tại hội nghị AIDS toàn cầu ở Australia tháng 7 năm 2014, Liên Hợp quốc đã đưa ra các mục tiêu đến năm 2020 có 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác. Ba mục tiêu này được gọi là Mục tiêu 90 - 90 - 90 của Liên họp quốc.

Các mục tiêu 90-90-90 là những dấu mốc quan trọng có tính chiến lược trong phòng, chổng HIV/AIDS nói chung cũng như để có thể kết thúc dịch HIV/AIDS vào năm 2030 bởi vì:

  • 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình: Nếu một người nhiễm HIV mà không biết mình nhiễm HIV thì có thể vô tình làm lây truyền HIV cho người thân và cho người khác trong cộng đồng. Hơn nữa nếu chúng ta không biết được ai nhiễm HIV thì không thể tiếp cận và cung cấp được các dịch vụ dự phòng, điều trị và chăm sóc, hỗ trợ cho họ.
  • 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV: Việc điều trị sớm bằng thuốc ARV sẽ giúp cho người nhiễm HIV tiếp tục kéo dài cuộc sống khỏe mạnh, giảm các nhiễm trùng cơ hội. Hơn nữa, việc điều trị sớm bằng thuốc ARV và đúng sẽ làm giảm khả năng lây nhiễm HIV cho cộng đồng và giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con. Như vậy điều trị ARV cũng là dự phòng lây nhiễm HIV.
  • 90% số người đưọc điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và giảm nguy cơ lây truyền HIV sang người khác: Việc kiểm soát tải lượng vi rút HIV ở mức thấp dưới ngưỡng phát hiện là chỉ báo quan trọng liên quan đến chất lượng và tuân thủ điều trị bằng thuốc kháng HIV. Tải lượng HTV ở mức thấp dưới ngưỡng phát hiện sẽ giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh và giảm nguy cơ lây truyền HIV qua các con đường.

Như vậy, các mục tiêu này có liên quan mật thiết với nhau. Từ tiếp cận với những người có hành vi nguy cơcao và bạn tình của họ để tư vấn, dự phòng lây nhiễm HIV và tạo cơ hội cho họ tiếp cận các dịch vụ xét nghiệm HIV. Khi một người được chẩn đoán nhiễm HIV cần được kết nối với dịch vụ điều trị ARV và duy trì tốt việc tuân thủ điều trị. Nếu đạt được 3 mục tiêu quan trọng này thì chúng ta có thể phát hiện được hầu hết những người nhiễm HIV trong cộng đồng; điều trị được hầu hết những người nhiễm HIV với kết quả điều trị tốt, giảm tối đa khả năng lây nhiễm HIV cho người khác, người đã nhiễm HIV có cuộc sống khỏe mạnh, từ đó có thể đạt được mục tiêu to lớn hơn là kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.

Xét nghiệm HIV sớm để biết tình trạng nhiễm HIV chính là tiền đề để đạt được các mục tiêu 90-90-90 mà Việt Nam đang hướng tới.

Tại sao năm 2017, Việt Nam lại chọn chủ đề “Xét nghiệm HIV sớm - Hưóng tói mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020”?

Chỉ có xét nghiệm mới giúp một người biết tình trạng nhiễm HIV

Do thời kỳ ủ bệnh (nhiễm HIV không có triệu chứng) khi nhiễm HIV kéo dài nhiều năm nên người nhiễm HIV vẫn khỏe mạnh bình thường. Vì vậy nhìn bề ngoài không thể biết được một người có nhiễm HIV hay không. Chỉ có xét nghiệm mới biết một người có bị nhiễm HIV hay không.

Ngay cả khi ở giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng hoặc giai đoạn AIDS thì các biểu hiện của bệnh AIDS vẫn không điển hình mà phụ thuộc vào triệu chứng của các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác như viêm phổi, hoặc ỉa chảy, loét miệng v.v... nên người thầy thuốc cũng không thể khẳng định bệnh nhân nhiễm HIV nếu không làm xét nghiệm HIV.

Mặc dù chỉ có xét nghiệm mới biết một người có nhiễm H3V hay không nhưng vẫn còn nhiều người cho rằng nhìn bề ngoài có thể biết một người nhiễm HIV. Đây là sự hiểu sai và có thể do trước đây khi truyền thông, người ta thường mô tả hình ảnh người nhiễm HIV ở giai đoạn suy giảm miễn dịch nặng (giai đoạn AIDS) gày gò, ốm yếu, da bọc xương.

Xét nghiệm giúp giải tỏa băn khoăn lo lắng cho người có hành vi nguy cơ

Xét nghiệm HIV sẽ giúp bạn giải quyết những lo lắng băn khoăn về nhiễm HIV, đồng thời giúp một người biết cách dự phòng lây nhiễm HIV cho bản thân mình và người thân.

Khi kết quả xét nghiệm HIV là “âm tính” sẽ giải tỏa được những băn khoăn lo lắng về tình trạng nhiễm HIV của mình. Khi làm xét nghiệm, cán bộ tư vấn sẽ giúp bạn biết cách dự phòng lây nhiễm HIV.

Ngay cả trong trường hợp kết quả xét nghiệm là “dương tính” (khẳng định bạn đã nhiễm HIV) thì điều đó cũng giúp bạn dự phòng lây nhiễm HIV cho người thân, có kế hoạch tốt hơn cho cuộc sống và tiếp cận điều trị cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe kịp thời.

Biết tình trạng nhiễm HIVsớm để được chăm sóc và điều trị ARVkịp thời

Hiện nay vẫn có nhiều người cho rằng nhiễm HIV không có thuốc điều trị khỏi do vậy không cần thiết phải đi xét nghiệm HIV và vì có biết cũng không giải quyết được gì. Nhưng hiểu như vậy là không đúng.

Mọi người cần biết về tình trạng nhiễm HIV của mình càng sớm sẽ càng tốt, bởi vì:

  • Biết sớm tình trạng nhiễm HIV sẽ giúp chủ động dự phòng lây nhiễm HIV cho vợ/chồng/bạn tình, người thân trong gia đình và những người khác. Khi bị nhiễm HIV, cán bộ y tế sẽ tư vấn và cung cấp các kiến thức, kỹ năng, phương tiện dự phòng lây nhiễm HIV. Rất nhiều trường họp đáng tiếc do không biết tình trạng nhiễm HIV nên đã “vô tình” làm lây truyền HIV sang vợ, chồng, bạn tình, người thân trong gia đình và lây truyền HIV từ cha, mẹ sang con.
  • Dù chưa có thuốc điều trị triệt để (khỏi hẳn) HIV, nhưng thuốc kháng vi rút (ARV) hiện nay đã giúp người nhiễm HIV kéo dài cuộc sống khỏe mạnh và giảm khả năng lây truyền H3V cho người khác. Càng phát hiện sớm nhiễm HIV, thì việc chăm sóc y tế, bao gồm cả điều trị bằng ARV sẽ càng được bắt đầu sớm, điều đó giúp người nhiễm HXV sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh hơn.
  • Các nghiên cứu khoa học gần đây khẳng định rằng, ngoài lợi ích giúp người nhiễm HIV khỏe mạnh, điều trị thuốc kháng vi rút sớm có tác dụng ức chế sự sinh sôi của HIV và qua đó làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ người nhiễm HIV sang người khác qua quan hệ tình dục tới 96%.
  • Khi xét nghiệm và biết tình trạng nhiễm HIV sớm, người nhiễm sẽ được điều trị HIV kịp thời, giúp giảm chi phí thuốc men, chi phí khám chữa bệnh và chi phí nằm viện, trong khi người nhiễm HIV lại sống khỏe mạnh, dài lâu, có thể lao động, học tập như những người khác. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người nhiễm HIV nếu được điều trị sớm và tuân thủ điều trị sẽ có tuổi thọ tương đương với người không nhiễm HIV.
  • Hiện nay Bộ Y tế đã có hướng dẫn điều trị ARV ngay khi phát hiện nhiễm HIV không phụ thuộc vào số lượng tế bào CD4 hay giai đoạn lâm sàng, do vậy khi một người được xét nghiệm và phát hiện sớm nhiễm HIV sẽ được điều trị ARV kịp thời.

Nhiều người nhiễm HIV vẫn chưa biết tình trạng nhiễm HIV

Mặc dù xét nghiệm HIV quan trọng như vậy, nhưng nhiều người nhiễm HIV vẫn chưa biết tình trạng nhiễm HIV. Theo ước tính, Việt Nam hiện có khoảng 250.000 người nhiễm HIV hiện còn sống, tuy nhiên chỉ có khoảng gần 200.000 người nhiễm HIV được quản lý.

Như vậy vẫn còn hơn 50.000 người nhiễm HIV chưa biết tình trạng nhiễm HIV. Họ sẽ có thể “vô tình” là nguồn lây nhiễm HIV cho cộng đồng do không được tư vấn và tiếp cận các dịch vụ dự phòng, họ cũng không được tiếp cận các dịch vụ điều trị ARV sớm để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân họ và làm giảm lây truyền HIV ra cộng đồng.

Cũng dựa trên ước tính trên, hiện Việt Nam mới chỉ có gần 80% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình, trong khi chỉ còn 3 năm để đạt tới mục tiêu 90% thứ nhất, đó là khoảng cách lớn cần sự nỗ lực của mỗi cá nhân và cả cộng đồng.

Dịch vụ xét nghiệm HIVđã được triển khai rộng khắp cả nước

Hiện nay hầu hết các cơ sở y tế đều đã có thể xét nghiệm sàng lọc để phát hiện sớm lây nhiễm HIV. Theo báo cáo, cả nước có khoảng hơn 1.000 cơ sở y tế có khả năng xét nghiệm sàng lọc HTV.

Ngoài các cơ sở y tế, xét nghiệm HIV tại cộng đồng thông qua các cán bộ y tế thực hiện lưu động hoặc do các nhân viên tiếp cận cộng đồng (là những người không chuyên) được hướng dẫn, tập huấn cũng có thể thực hiện xét nghiệm sàng lọc HIV.

Với kỹ thuật ngày càng đơn giản, hiện nay người có nhu cầu xét nghiệm HIV có thể tự thực hiện qua lấy máu đầu ngón tay để xét nghiệm hoặc tự xét nghiệm bằng dịch miệng.

Chỉ khi các xét nghiệm sàng lọc này nghi ngờ mới cần xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV tại các phòng xét nghiệm khẳng định được Bộ Y tế cho phép khẳng định nhiễm HIV.


 

Nguồn tin: Công Đoàn:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây